MacBook Air 2020 pin 18 tiếng mỏng nhẹ cấu hình cao đáng tin cậy

0
1024

Giới thiệu MacBook Air 2020

MacBook Air 2020 chuyển hoàn toàn sang dùng chip Apple M1 dựa trên kiến trúc ARM thay vì chip Intel như truyền thống, giá niêm yết 999 USD.

Sự biến mất của bàn phím cánh bướm và thay vào đó là bàn phím cắt kéo truyền thống như Macbook Pro 16 inch, cấu hình cơ bản được nâng cấp với CPU Intel thế hệ thứ 10, thấp nhất 256GB SSD là những gì mà chúng ta có thể nhanh chóng nhận thấy ở chiếc Macbook Air phiên bản 2020 vừa ra mắt. Tất cả gói gọn trong ngoại hình của một chiếc máy “nhẹ và rẻ” mà Apple đã định vị từ nhiều năm nay.
Và vì đó là Macbook nên Macbook Air 2020 bên cạnh trọng lượng chỉ khoảng 1,2 kg mà tất cả mọi sự thiết kế và hoàn thiện đều tuân thủ những gì mà hãng đã làm cho chúng ta nhiều năm qua ở mọi sản phẩm dịch vụ. Sau tất cả, cuối cùng thì chúng ta đã có một chiếc Macbook Air nhỏ gọn bỏ vừa trong một chiếc túi xách, đủ nhẹ để chị em phụ nữ vẫn xài được nhưng vẫn có cấu hình đáp ứng được những tác vụ trong năm 2020, từ lướt web hàng chục tab tới mở bản tính hàng ngàn dòng hoặc hơn thế nữa, bất chấp đó là cấu hình cơ bản hay cao hơn.

Bàn phím Macbook Air 2020

Bàn phím
Nâng cấp lớn nhất mà chúng ta buộc phải kể tới trên Macbook 2020 chính là việc thay đổi từ bàn phím cánh bướm sang bàn phím cắt kéo. Cơ bản mà nói thì đối với mình mỗi bàn phím đều đều có những ưu và nhược điểm riêng, nếu như việc chuyển từ bàn phím hành trình dài hồi MB 2015 sang bàn phím cánh bướm là một trải nghiệm tuyệt vời về cảm giác lẫn âm thanh khi gõ thì đổi lại, mình cũng đã đánh đổi với nó khá nhiều.

Và tất nhiên, bàn phím kiểu cắt kéo cũng có những điểm đáng chú ý của nó khi mà hành trình phím dài hơn (tận 1 mm) đồng thời độ bền của nó cũng chắc chắn sẽ được đảm bảo hơn so với bàn phím cánh bướm. Có lẽ đó cũng là cái mà anh em quan tâm nhiều trên chiếc Macbook Air năm nay.

Macbook Air – ảnh minh họa

Nếu anh em nào vẫn đang trung thành với bàn phím Macbook Air cũ và chuyển sang bàn phím cắt kéo của Macbook Air mới thì sẽ mất đâu đó khoảng vài phút để làm quen với hành trình phím, khoảng cách giữa các phím, ngoài ra thì layout vẫn được đảm bảo như xưa giờ nên cũng sẽ không mất quá nhiều thời gian. Nếu như bàn phím bướm cũ có hành trình 0,7 mm, tức là thua chỉ 0.3 mm so với bàn phím cắt kéo mới. Tuy nhiên cảm giác gõ ở sự chênh lệch 0.3 mm đó là khá lớn, cả về cảm giác lẫn hành trình. Âm thanh cũng sẽ “sực sực” thay vì click click như bàn phím cánh bướm. Về cảm xúc thì chắc chắn mỗi người sẽ có quan điểm riêng. Chung nhau họa chăng chắc là chi phí và thời gian bảo hành thôi.

Về mặt nhìn, chúng ta vẫn sẽ có các phím bấm đen với font chữ phím cũng như đèn nền bên dưới như truyền thống xưa giờ.

Góc bên phải vẫn là nút nguồn tích hợp cảm biến vân tay. Khi khởi động hoặc làm những chuyện có liên quan tới nguồn thì anh em sẽ bấm vào nút này, không thì chỉ cần chạm là đã có thể mở khóa máy. Tốc độ mở khóa máy nhanh, chỉ cần chạm vào là mở máy. Nút nguồn này gần như tách biệt hoàn toàn bởi các nút khác về hình dáng, tuy nhiên mọi phím bấm vẫn được đặt đều nhau tuyệt đối và phẳng hoàn toàn so với bề mặt máy, tiếp giáp với 2 cụm loa ở 2 bên.

Cạnh phải vẫn tiếp tục là cụm phím điều hướng chữ T ngược với 2 phím lên xuống dính lại huyền thoại của hãng.

Track pad của Macbook Air 2020

Track pad của Macbook Air 2020 vẫn có kích thước lớn và tiếp tục, đây vẫn là chiếc trackpad xuất sắc trên những chiếc máy tính xách tay, không chỉ vì độ rộng của nó cho thao tác thoải mái mà cả cảm giác bấm vào, cảm giác chạm đa điểm mà cả phản hồi và âm thanh phát ra khi bấm vào các phím chuột. Tất nhiên chúng ta vẫn sẽ có “2 nấc” bấm chuột là bình thường và force touch.

Trên Macbook Air 2020, chúng ta vẫn sẽ có màn hình kích thước 13.3 inch độ phân giải 2560 x 1600, 227 PPI, tức là không khác so với thông số tương tự của phiên bản 2019. Tương tự, chúng ta cũng có màn hình True Tone dùng cảm biến để đo lường ánh sáng môi trường mà người dùng đang dùng máy để tự điều chỉnh ánh sáng và nhiệt độ màu.

Nếu như 2 cạnh viền ở 2 bên là mỏng thì cạnh trên và dưới có kích thước dày hơn. Ở cạnh viền trên vẫn là Webcam độ phân giải 720p. Có vẻ như Apple đã quán triệt với Đen ở chỗ này để vẫn giữ webcam tại 720p bởi dù sao đi nữa thì thấy rõ mặt người sao thấy rõ trong nhau 😄 Cơ bản thì đó vẫn là độ phân giải cơ bản, phù hợp với số tiền lẫn đối tượng khách hàng và cả cơ sở hạ tầng mạng cũng như phần mềm của họ.

Cổn kết nối Macbook Air

Về cổng kết nối, chúng ta vẫn sẽ có 2 cổng USB-C hỗ trợ Thunderbolt 3 ở cạnh trái và 1 lỗ cắm tai nghe 3.5mm ở cạnh phải, điều mà “ơn giời” Apple vẫn tiếp tục giữ lại trên những chiếc máy của họ.

Về thiết kế. Apple vẫn tiếp tục theo đuổi thiết kế “tam giác” vuốt mỏng dần về phía bệ kê tay của người dùng, đồng thời bo cong mạnh ở mặt dưới, từ đó khi nhìn vào sẽ cho cảm giác rằng máy mỏng hơn rất nhiều về mặt thị giác.

Mặt lưng vẫn là logo táo sáng bóng chứ không phát sáng như nhiều năm qua. Bản mình mượn được là màu bạc, ngoài ra chúng ta còn có 2 màu khác là Gold và Gray.
Mặt dưới vẫn là 4 núm cao su kích thước khá lớn để đỡ chiếc máy mỏng dính này lên.

Cân nặng Macbook Air

Về cân nặng, Macbook Air 2020 có cân nặng 1,29 kg, tức là lớn hơn 0.04 kg so với con số 1,25 kg của phiên bản 2019 năm ngoái. Và do đó, chúng ta vẫn sẽ có một chiêc Macbook Air 2020 đủ nhẹ để liệt vào tốp máy tính 13.3 inch mỏng nhẹ, không gây quá nhiều sự chú ý và khó chịu khi nằm trong ba lô của người dùng.

Macbook Air 2020 Mỏng Nhẹ Đẹp Laptop Đáng Tin Cậy
Macbook Air – ảnh minh họa

Cấu hình thông số Macbook Air

Về cấu hình, bản mình mượn được có CPU: 1.1GHz Intel Core i3-1000NG4 (2 nhân 4 luồng, 4MB cache, lên tới 3.2GHz), GPU: Intel Iris Plus, RAM: 8GB (3,733MHz LPDDR4X) và SSD 256GB PCIe. Có thể nói đây là cấu hình cơ bản nhất của Macbook Air 2020 năm nay và có thể thấy, tùy chọn128GB SSD đã được loại bỏ. Đồng thời, chúng ta sẽ có CPU Intel thế hệ thứ 10 với điểm nhấn chính là tối ưu hơn trong việc kiểm soát nhiệt độ và thời lượng pin của máy. Có vẻ đó cũng là cái mà Apple dựa vào để nói rằng máy sẽ kéo được cả màn hình 6K gắn ngoài.

Cơ bản là vậy, bọn mình sẽ lại đi benchmark cùng nhiều bài thử nghiệm khác để báo cáo với anh em sau.

Nguồn: tinhte

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

+ 22 = 25