Hẵn các bạn cũng đã gặp các tình huống đang cần làm việc gì, tạo file, lưu file, chỉnh sửa ảnh, dậy học, meeting online đang cần gấp mà máy tính cứ lắc và quay quay loading hoài. Ngoài phần máy tính cần một cấu hình tương đối như tối thiểu RAM 4Gb, nếu có thể nâng cấp lên 8Gb trở lên là tốt nhất, thì các bạn có thể chỉnh sửa thêm phần mềm Windows 10 giúp cải thiện đáng kể tốc độ của máy. Bài viết hôm nay NGUYEN8 xin chia sẻ một số thủ thuật cầu hình như sau.
Lưu ý:
- Bạn có thể làm tuần tự theo các bước hoặc làm một số bước cho tới khi cảm thấy máy tính chạy nhanh rồi thì thôi không cần cải thiện nữa.
- Bài viết Nguyen8 hướng dẫn bên dưới với Windows 10 sử dụng tiếng anh (English). Nếu bạn đang sử dụng tiếng Việt để thuận tiện làm theo bạn có thể tạm đổi Windows 10 sang tiếng anh như sau: Start > Settings > Time & Language > Chọn menu Language > Mục Windows display language: chọn Tiếng Việt (nếu select box không có phần chọn tiếng Việt) thì bạn chọn > Preffered languages > Add a perffered language > Ô tìm kiếm gõ “Tiếng Việt” > Next > Và Next một vài bước cho tới khi hiển thị tiếng Việt.
- Tùy vào mục đích sử dụng máy tính của bạn, gia đình, văn phòng, thiết kế, lập trình, kỹ thuật …, tại một số bước sẽ có các lưu ý riêng, bạn nên cân nhắc xem các lưu ý riêng của từng bước để thuận tiện sử dụng máy và tránh như vấn đề liên quan khác.
1. Ngăn chặn một số ứng dụng phần mềm khởi động cùng Windows 10
Khi bạn start Windows 10 một số ứng dụng khi cài đặt có tùy chọn mặc định là chạy cùng Windows, khời động song song cùng với Windows. Điều này sẽ làm cho quá trình khởi động chậm lại và mất nhiều thời gian hơn.
Bạn có thể stop, ngăn chặn các ứng dụng này khởi động cùng Windows bằng cách như sau:
Start > Settings > ô tìm kiếm bạn gõ Startup Apps như màn hình sau:

Cửa sổ mới hiện ra > Bạn chọn Off để tắt các ứng dụng không cần khởi động cùng Windows 10. Ví dụ như Off một số ứng dụng, “Zalo, Windows security notification icon, Office 2010 component”

2. Tắt các ứng dụng chạy nền trong Windows 10
Các ứng dụng chạy nền cũng là một trong các nguyên nhân chính khiến máy tính của bạn làm việc chậm chạp. Các ứng dụng này trên thực tế với anh em làm văn phòng ít sử dụng hầu như không dùng đến những nó vẫn âm thầm hoạt động, cập nhật thông tin dữ liệu & hiện các thông báo. Bạn có thể tắt các ứng dụng chạy nền trong Windows 10 bằng cách như sau:
Start > Settings > Privacy > On là mở Off là tắt như hình sau. Bạn xem những ứng dụng nào không sử dụng thương xuyên trong quá trình làm việc thì nên tắt – Off.

Lưu ý: Việc tắt các ứng dụng này chạy nền ở trên không ảnh hưởng gì tới lúc bạn cần gọi nó để làm việc. Ví dụ như Nguyen8 đã tắt ứng dụng tính toán Calculator, nhưng khi cần sử dụng tôi vẫn gọi nó sử dụng bình thường.
3. Tăng tốc độ khởi động máy
Quá trình khởi động máy tính hay còn gọi là Boot máy tính để khợi động hệ điều hành Windows. Các bạn có thể tăng tốc độ khởi động máy bằng cách như sau:
Ô tìm kiếm ở task bar > gõ System Configuration > Nhấp chuột vào System Configuration ở trên

Cửa sổ mới hiện ra Chọn Boot > nhấp số 3 vào ô Timeout > Chọn Advanced options > Chọn Number of processors là 4 như hình sau:

4. Chống phân mảnh ổ đĩa
Lưu ý:
- Việc chống phân mảnh ổ đỉa chỉ nên làm với các Laptop, PC sử dụng ổ cứng HDD.
- Không nên sử dụng chức năng này với ổ đãi SSD. Vì không cần thiết.
Việc chống phân mảnh ổ đã sẽ làm giảm các vấn đề giật lắc máy tính trong quá trình sử dụng. Bạn làm theo các bước như sau:
Bước 1: Nhấp chuột phải vào ổ đĩa C > Chọn Properties

Bước 2: Chọn Tools > Chọn Optimize

Bước 3: Chọn ổ C > Analyze > Đợi cho quá trình Analyze chạy xong > Sau đó chọn Optimize

5. Tắt các dịch vụ không sử dụng chạy ngầm bên trong
Nếu sử dụng máy tính gia đình hầu hết chúng ta không sử dụng đến một số ứng dụng chạy ngầm mà Nguyen8 đề cập bên dưới. Do đó bạn có thể tắt bớt các Services này bằng cách như sau:
Bước 1: Mở Services của Windows 10
Nhấp chuột phải vào This PC > chọn Manage như hình sau

Bước 2: Tắt các Services
Tab Services and Applications > Chọn Services > Chọn Fax > Nhấp đúp chuột vào cột “Startup Type” > Cửa sổ mới hiện ra, Startup type: chọn Disable > Chọn Ok như hình sau:

6. Tắt các hiệu ứng hiển thị hình ảnh
Đây là các hiệu ứng làm cho máy tính rõ và sắc nét, nhưng các hiệu ứng này sẽ tốn khá nhiều RAM & Process của máy tính và làm chậm máy cũng như hao Pin.
Lưu ý:
- Theo Nguyen8 các bạn chỉ nên sử dụng “Tắt hiệu ứng hiển thị hình ảnh” trong lúc cần phải tiết kiệm Pin của máy tính.
- Vì sử dụng chứng năng này một thời gian dài, máy tính hiển thị kém sắc nét sẽ làm tổn thương mắt.
Các bước thức hiện như sau:
Bước 1: Thanh tìm kiếm trên task bar, gõ Advanced system settings > Nhấp chuột vào Advanced system settings

Bước 2: Chọn tab Advanced > Performance > chon Settings > Cửa sổ mới hiện ra chọn Visual Effects > Chọn Adjust for best performance > Chọn Apply > Chọn Ok

7. Tắt tính năng system restore Windows 10
Tính năng System Restore trên Windows 10 là khôi phục lại máy tính vào một thời điểm cụ thể nào đó trong quá khứ. Tính năng này là cực kỳ hữu ích, nhưng nó lại chiếm nhiều không gian hệ thống.
Lưu ý:
- Nếu là máy tính văn phòng công ty thì không nên tắt tính năng này. Vì công việc của công ty đôi khi IT sẽ cần phải restore lại máy tại thời điểm nào đó cho nó hoạt động tốt khi máy bị lỗi.
- Nếu máy tính gia đình bạn có thể tắt tính năng này.
Cách tắt tính năng System Restore trên Windows 10 như sau:
Bước 1: Mở System restore
Tại thanh tìm kiếm search trên task bar, gõ System restore > Chọn Creat a restore point

Bước 2: Tắt tính năng System restore
Cửa sổ mới hiện ra. Chọn System Protection > Chọn ổ C > Chọn Configure như hình sau

Cửa sổ mới hiện ra, chọn Disable system protection > Chọn Apply > Chọn Ok

8. Tăng tốc độ mạng
Tốc độ mạng cũng là một trong các yếu tốt quan trọng ảnh hưởng tới kết quả làm việc của máy tính, nhất là trong quá trình học hoặc làm việc trực tuyến online. Bạn có thể thay đổi giới hạn băng thông bằng cách sau:
Bước 1: Mở cấu hình Group policy của windows
Bạn nhấp tổ hợp phím Windows + R > Cửa sổ run hiện ra > gõ gpedit.msc

Màn hình Local Group Policy Editor xuất hiện > Chọn Computer Configuration > Network > Setting bên phải chọn QoS Package scheduler

Bươc 2: Chỉnh cấu hình Qos Package Scheduler
Nhấp chuột phải vào Limit reservable bandwidth > Chọn Edit

Cửa sổ Limit reservable bandwidth hiện ra > chọn Enabled > ô Bandwidth limit (%) nhập số 0 > chọn Apply > Chọn Ok

9. Dọn dẹp rác máy tính
Dọn dep rác máy tính là xóa bỏ những tệp tin, file dưa thừa, chúng làm đầy ổ cứng & tăng không gian lưu trữ của máy tính. Sử dụng Disk cleanup để dọn dẹp rác máy tính như sau:
Bước 1: Nhấp chuột phải vào ổ C > Chọn Properties > Chọn General > Chọn Disk Cleanup

Bước 2: Cửa sổ mới hiện ra > Bạn đợi máy tính quét & tìm các files > Sau đó chọn Ok để xóa (Bạn để các checkbox chọn mặc định)

10. Vô hiệu hóa màu tự động, hiệu ứng màu trong suốt
Mặc định khi cài đặt Windows 10 sẽ tự động chon tính năng màu sắc trong suốt cho các thanh start, task bar trong suốt. Vô hiệu hóa disable tính năng này sẽ giúp cho máy tính Windows 10 của bạn nhẹ nhàng hơn.
Cách thực hiện như sau:
Settings > Chọn Personalization > Chọn Colors > Chọn Off Transparentcy effects

11. Gở bỏ các ứng dụng và tính năng không sử dụng
Khi cài đặt Windows 10 có rất nhiều ứng dụng & tính năng mặc định được cài đặt vào Windows 10. Có một số ứng dụng hầu như bạn không bao giờ đụng tới bạn có thể gỡ bỏ chúng.
Cách gỡ bỏ như sau:
Settings > chọn Apps > Chọn Apps & features > Chọn ứng dụng cần gỡ bỏ > Chọn Uninstall

12. Cập nhật Windows 10
Đối với Windows 10. Microsoft có khá nhiều bản cập nhật, hầu như là hàng tháng. Để máy tính năng cao hiệu suất hoạt và làm việc ổn định bạn nên cập nhật thường xuyên.
Lưu ý:
- Bạn không nên cập nhật nếu máy tính chuyện dụng, hoặc sử dụng 2 hệ điều hành song song (MAC – Windows) cùng cài đặt trên một máy tính. Nó có thể sẽ làm hư hệ điều hành còn lại.
- Bạn nên update vào buổi tối, sau giờ làm việc vì đôi lúc thời gian đợi update rất lâu.
Cách cập nhật như sau: Settings > Chọn Update & Security > Chọn các thông báo update và đợi Windows update

13. Sửa các lỗi hệ thống
Windows 10 cung cấp chức năng sửa các lỗi hệ thống gọi là Troubleshoot. Khi sử dụng Troubleshoot thì Windows sẽ tìm các lỗi của máy tính như; lỗi kết nối mạng, máy in, âm thanh, …vv.
Cách làm như sau:
Settings > Chọn Update & Security > Chọn Troubleshoot > Chọn các tính năng cần kiểm tra. Ví dụ “Internet Connections” > Chọn run the troubleshooter

14. Cập nhật Driver
Khi cập nhật phiên bản Driver mới nó sẽ khắc phục các nhược điểm của Driver cũ. Do đó vài tháng bạn nên cập nhật Driver bằng cách như sau:
Mở Windows Explorer > Nhập chuột phải vào This PC > Chọn Manage > Cửa sổ mới hiện ra chọn Device Manager > Chọn cập nhật driver cho một số thành phần như mạng, màn hình, …vv.
Ví dụ: Network adapters > Nhấp chuột phải > Chọn Update driver > Chọn “Search aumatically for updated driver”.

15. Tắt hiệu ứng âm thanh
Khi bạn thao tác click chuột, hay làm gì hoặc thình thoảng bạn nghe thấy tiếng kêu bong từ Windows. Bạn không thích âm thanh này bạn có thể tắt chúng bằng cách như sau:
Control Panel > Hardwre and Sound > Chọn Adjust system volume > Cửa sổ mới xuất hiện chọn Sounds bên dưới Sound Scheme: bạn chọn No Sound > Chọn Apply > Chọn OK

16. Tắt quảng cáo của Windows 10
Các tin quảng cáo trên Windows 10 vừa làm tốn tài nguyên máy tính lại gây khó chịu. Bạn có thể tắt tính năng quảng cáo trên Windows 10 như sau:
Settings > chọn Personalization > chọn Lock Screen > Chuyển trạng thái Off cho các thành phần:
- Get fun facts, tips, tricks and more on your lock screen.
- Show lock screen background picture on the sign-in screen.

17. Tăng RAM ảo cho máy tính
Tăng RAM ảo là hệ thống lấy một phần ổ cứng làm RAM ảo, gọi là Vertual Memory. RAM ảo giúp bộ nhớ hoạt động ổn định hơn.
Cách làm như sau:
Thanh tìm kiếm task bar, gõ Advanced system settings > Chọn Advanced system settings như hình sau

Sửa sổ System Properties hiện ra > Chọn Advanced > Performance chọn Settings > Performance Options chọn Change … > Virtual Memory chọn Custom size: nhập 4096 (4Gb) và 7168 (7Gb). Sau đó chọn Ok. Khởi động lại máy tính để hoàn thành thiết lập RAM ảo

18. Thay đổi DNS Server
Sử dùng Open DNS của Google để tăng tốc độ truy cập mạng internet.
Bước 1: Mở Control Panel
- Cách mở như sau mở Window Explorer > Trên thanh tìm kiếm, gõ Control Panel như hình sau

Bước 2: Chọn Network and Internet > Chọn Network and Sharing Center > Chọn Change adapter settings > Nhấp chuột phải vào Wi-Fi > Chọn Properties > Chọn Internet Protocal Version 4 (TCP/IPv4) > Chọn Use the following DNS server addresses > Nhập 8.8.8.8 8.8.4.4 như hình bên dưới > Chọn Ok:

19. Vô hiệu hóa tính năng trợ lý ảo Cortala
Trợ lý ảo Cortana trên Windows 10 là một tính năng rất hay, ra lệnh cho máy tính bằng giọng nói, nhưng bạn phải sử dụng tiếng Anh.
Nếu không sử dụng bán có thể tắt bằng cách sau:
Bươc 1: Mở Group Policy
Bạn nhấp tổ hợp phím Windows + R xuất hiện hộp thoại Run > nhập gpedit.msc > Chọn OK

Bước 2: Tắt tính năng trợ lý ảo Cortana
Cửa sổ Group Policy xuất hiện chọn Computer Configuration > chọn Administrative Templates > Chọn Windows Components > Chọn Search > Nhấp chuột phải vào Allow Cortana > chọn Edit > cửa sổ Cortana xuất hiện > chọn Disable > Chọn Ok

Có thể bạn quan tâm: >> Hướng dẫn cách sử dụng Google meet để dạy học trực tuyến