Dậy con bằng đòn roi sẽ chỉ hủy hoại tâm hồn và thể xác trẻ mà thôi

0
361

1. Dậy con bằng đòn roi sẽ chỉ hủy hoại tâm hồn và thể xác trẻ mà thôi

Quan niệm “yêu cho roi cho vọt” là truyền thống lâu đời của các thế hệ người Việt Nam. Thực ra kiểu gia giáo thô bạo này sẽ chỉ tàn phá tâm hồn con trẻ mà thôi. Chúng ta chỉ được dậy con bằng cách thuyết phục chứ không áp đặt, chỉ có thể dùng tình yêu thương đổi lấy tình yêu thương, dùng sự tín nhiệm đổi lấy sự tín nhiệm. Nhưng câu nói kiểu “dưới đòn roi mới có trẻ ngoan“… thực ra là dựa theo ý chí của cha mẹ để thay đổi hành vi của con cái, sẽ làm tổn thương tình cảm con trẻ.

Cha mẹ đánh con, trên thực tế đã cho chúng biết rằng: Khi nhu cầu của người khác và nhu cầu của bản thân có xung đột thì vũ lực (hoặc quyền lực) chính là phương pháp giải quyết hữu hiệu. Những đứa trẻ thấm nhuần tư tưởng này, khi trưởng thành rất có khả năng sẽ dùng vũ lực để giải quyết xung đột trong các mối quan hệ, cái kết chờ chúng rất có thể sẽ là sự xa lánh của mọi người, thậm chí là vướng vào vòng lao lý.

Mặt khác, kiểu dậy con này cũng không nâng cao ý thức tự giác của trẻ. Khi có người để mắt đến, chúng thường không giám thể hiện bản thân, nhưng chỉ cần người lớn rời mắt ra thì cái gì chúng cũng giám làm. Cách dậy dỗ này rất có thể sẽ tạo ra kiểu người hai mặt.

Ngoài ra trong rất nhiều trường hợp, sau khi bị đòn trẻ vẫn chứng nào tật ấy. Vì sao vậy? Đó là vì xét cho cùng chúng vẫn là trẻ con. Đánh đòn chỉ  có thể khiển trẻ hứng chịu nỗi đau thể xác mà không thể giúp chúng thấu đáo bất kỳ đạo lý gì.

Cùng với sự trưởng thành theo năm tháng, các vết thương do đòn roi của cha mẹ trê thân thể con trẻ có thể đã không còn hiện hữu, tuy nhiên trong nội tâm chúng, chắc chắn vẫn còn lưu lại những vết hằn của tuổi ấu thơ. Hậu quả của nó chính là sự mất tự tin vào bản thân cũng như bât an vô duyên vô cớ vì chính đòn roi đã hạn chế sự phát triển cá tính và ngăn cản sự phát huy các sở trường của trẻ.

Nhà giáo dục Sukhomlynsky đã có câu nói rất hay: “Vỗ về yêu thương chỉnh là thực chất và tinh hoa của giáo dục“. Dậy người trước hết phải dậy cái tâm. Trong các âm thanh của khối tài sản tinh thần nhân loại thì âm thanh của trái tim chỉnh là những giai điệu êm dịu và tinh tế nhất.

con biến dạng do cha mẹ mắng chưởi nhiều

2. Không cần đòn roi vẫn có thể dậy được con ngoan trò giỏi

Dậy con trẻ có muôn ngàn cách trong đó có thể nói đòn roi là cách trực tiếp nhất. Tuy nhiên thời đại thay đổi, quan niệm thay đổi thì cách dây dỗ con cái của cha mẹ đương nhiên cũng không thể không linh hoạt theo. Có lẽ các ông bố bà mẹ sẽ cảm thấy nghi ngờ, sẽ tự hỏi nếu thu roi vọt lại thì liệu có nuông chiều làm hỏng con không? Thực ra khi con phạm lỗi lầm, cha mẹ dùng thái độ tôn trọng để trẻ tự chịu trách nhiệm ngược lại sẽ càng dễ nuôi dưỡng tính cách độc lập và lý tính của con.

Tôn trọng con cái là phải thừa nhận sự bình đẳng và tôn nghiêm của nhân cách chúng, biết lăng nghe ý kiến, tiếp nạp cảm nhận, bao dung khuyết điểm và chia sẻ buồn vui với chúng.

Tôn trọng con cái phải vô điều kiện, tức là sự tôn trọng đó không được quyết định bởi hành động của trẻ. Đối với sự tiếp thu tổng thể, đặc biệt là sự chậm tiến tạm thời của chúng càng cần phải có sự tôn trọng đồng thời tin tưởng vào giá trị và tiềm năng của con cái trong tương lai.

Tôn trọng không có nghĩa là không thể đưa ra những yêu cầu nghiêm khắc cùng sự phê bình, trách mắng, quan trọng là phải chú ý đến kỹ năng phê bình.

Đôi tay cha mẹ phải mang đến cho con tình yêu thương và sự ấm áp chứ đừng khiến con cảm thấy xa lạ và sợ hãi. Điều này có lẽ các bậc làm cha làm mẹ đều hiểu. Tuy nhiên rất nhiều ông bố bà mẹ cảm thấy khó khăn khi dậy con vì ngoài đòn roi ra, họ dường như chẳng còn cách dậy dỗ nào hưu hiện cả.

cha mẹ đánh con cái

Khi được hỏi về lý do dậy đánh dập con cái, rất nhiều phụ huynh đều cho là vì con không nghe lời. Các chuyên gia giáo dục đã chỉ ra rằng: Khi cha mẹ đánh con, họ thường đổ hết nguyên nhân lên đầu con trẻ, cho rằng chính chúng ép mình phải làm như vậy. Thực ra, cho dù áp dụng cách thức dậy dỗ nào thì trách nhiệm đều phải do cha mẹ gánh vác chứ không phải là con trẻ.

Chính vì cha mẹ không chịu bỏ thời gian, tâm huyết đề tìm ra cách tốt nhất để dậy dỗ con cái nên mới đành áp dụng kiểu mì lăn liền là đòn roi.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

83 + = 84